Long An tăng tính kết nối với TP HCM và Tây Nam Bộ nhờ loạt dự án hạ tầng

Long An tăng tính kết nối với TP HCM và Tây Nam Bộ nhờ loạt dự án hạ tầng

Sở GTVT TP HCM và Sở GTVT tỉnh Long An đang phối hợp rà soát, lập thủ tục đầu tư, mở rộng 7 dự án giao thông kết nối 2 địa phương với vốn đầu tư lên tới 24.400 tỷ đồng. Trong danh sách này, huyện Cần Giuộc và huyện Đức Hòa (Long An) được ưu tiên đầu tư nhiều dự án với giá vốn vượt trội. Cụ thể, trên địa bàn Cần Giuộc, dự án đường Long Hậu (Nhà Bè) – ĐT826E (Cần Giuộc) có số vốn lớn nhất, ở mức 5.100 tỷ đồng. Kế đến là tuyến đường song song Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) – đường trục động lực (Cần Giuộc) với tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4.300 tỷ đồng.

Để kết nối huyện Đức Hòa, TP HCM cũng đưa vào quy hoạch đường Võ Văn Kiệt nối dài kết nối với tuyến đường tỉnh 822, 823, 823B, 825 (Đức Hòa) với tổng kinh phí 3.300 tỷ đồng; đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) – ĐT824 (Đức Hòa), tổng vốn 2.800 tỷ đồng. Ngoài ra, Long An còn mở đường mới (Đức Hòa), dài khoảng 7,5 km kết nối với phía Tây Bắc TP HCM từ đường Nguyễn Thị Tú, đường Vĩnh Lộc với tổng kinh phí khoảng 6.400 tỷ đồng.

 

Theo Sở Giao thông Vận tải Long An, việc đầu tư tuyến đường này nhằm mục tiêu hình thành một tuyến đường xuyên suốt từ TP HCM qua Long An đến Tiền Giang; tăng cường kết nối giao thông giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TP HCM và các cửa ngõ quốc tế, giảm bớt áp lực giao thông trên các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 50.

Không dừng lại ở đó, tỉnh còn muốn làm đường ĐT 827E dài 35 km, điểm đầu tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc và điểm cuối tại ranh giới Long An – Tiền Giang, thuộc địa phận xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.500 tỷ đồng. Đây là một trong ba công trình trọng điểm của Long An trong giai đoạn 2021- 2026. Đồng thời, cũng trên tuyến đường này, Long An sẽ đầu tư xây dựng 3 cây cầu bắc qua các sông lớn là Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, tổng nguồn vốn dự kiến gần 2.300 tỷ đồng. 

Có thể thấy, Cần Giuộc, Đức Hòa đang có nhiều ưu thế hạ tầng tại Long An khi được đầu tư nhiều dự án nghìn tỷ đồng. Hiện tại, Cần Giuộc, Đức Hòa cùng với Bến Lức, Cần Đước là 4 huyện của Long An giáp ranh trực tiếp TP HCM. Theo đề án Quy hoạch vùng TP HCM thì 3 huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa sẽ là đô thị vệ tinh của TP HCM và được hưởng nhiều ưu đãi, lợi thế riêng. Còn theo định hướng quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030, 4 huyện này là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An, diện tích tự nhiên chiếm khoảng 60%. Tỉnh định hướng phát triển phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức – Tân An và các đô thị công nghiệp đặc thù ở Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước. 

Hạ tầng thúc đẩy BĐS công nghiệp và nhà ở

Một dự án giao thông không thể không nhắc đến là cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 57 km đi qua Long An, TP HCM, Đồng Nai, tổng đầu tư 31.000 tỷ đồng cũng đang được triển khai, giúp kết nối mạng lưới cao tốc, quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải và sân bay Long Thành. Công trình sẽ giảm ùn tắc trên Quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian từ Long An đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Không chỉ dừng lại ở các dự án hạ tầng “trên giấy”, nhiều công trình lớn tại Long An đã đi vào hoạt động trong thời gian qua. Mới đây, cảng quốc tế Long An (huyện Cần Guộc) đã được khánh thành giao đoạn 1 và bước vào thi công giai đoạn 2. Cảng này là một trong những cảng quốc tế có chiều dài bờ cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay (2,6km), đồng thời là cảng cửa ngõ TP HCM nối với 13 tỉnh ĐB SCL, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế phía Nam. Cảng quốc tế Long An bao gồm khu liên hợp các khu công nghiệp, khu dịch vụ công nghiệp, khu đô thị và các khu dịch vụ cảng biển, lưu trú…, điều này góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản khu vực Cần Giuộc.

Thêm nữa, nhiều tuyến đường tại Long An cũng được đầu tư kết nối với các khu, cụm công nghiệp. Dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe thông với khu công nghiệp Long Hậu. Tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và khu đô thị – cảng Hiệp Phước. Đường Võ Văn Kiệt nối dài dự kiến kết nối đến Khu công nghiệp Hải Sơn – Tân Đô (huyện Đức Hòa). Đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức – Hiệp Phước cũng đang được triển khai, dự kiến giảm tải cho nội thành TP HCM và là tuyến huyết mạch trung chuyển hàng hóa đi cảng Hiệp Phước.

Thị trường nhà ở tại tỉnh này cũng được dự báo tăng trưởng theo xu hướng khu công nghiệp ở đâu, nhà ở xuất hiện tại đó. Khu công nghiệp tạo việc làm cho công nhân, chuyên gia còn nhà ở đáp ứng nhu cầu lưu trú của chính lực lượng này. Do đó, nhiều khu đô thị lớn tại Long An như khu đô thị The Sol City, khu đô thị Đức Hòa, J-Dragon ,Long Cang Riverpark… được đầu tư xây dựng theo hướng đô thị vệ tinh, cung cấp sản phẩm biệt thự, nhà phố, shophouse mở ra cơ hội đầu tư, an cư cho khách hàng.

Với tiềm năng một tỉnh thu hút FDI đăng ký trong top 10 cả nước, Long An được nhiều chuyên gia đánh giá cao về khả năng phát triển cụm, khu công nghiệp khi sở hữu quỹ đất rộng, mặt bằng giá còn tương đối “mềm”. Nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường kỳ vọng Long An sẽ là lựa chọn đầu tư khu công nghiệp thay thế 2 thị trường truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai. 

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỊA ỐC PHÚC LAND

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư ĐỊA ỐC PHÚC LAND theo
HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096
Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!